Tha thứ để kết nối lại và yêu thương chính mình

Khi phải đối diện với tổn thương, đặc biệt là sự phản bội, tha thứ dường như là điều khó khăn nhất. Nhưng bạn có biết, tha thứ không chỉ để hàn gắn mối quan hệ mà còn là cách để giải phóng chính mình khỏi những dằn vặt và đau khổ?

Tha thứ không có nghĩa là quên đi, mà là học cách chấp nhận, buông bỏ những tổn thương và tái kết nối với tình yêu trong chính trái tim mình. Đó là hành trình để bạn chữa lành, để yêu thương bản thân và tìm lại hạnh phúc từ bên trong.

Nếu bạn quá khó để tha thứ cho những người làm tổn thương bản. Hãy đọc bài viết dưới đây từ Chuyên Gia Diệu Thùy để tìm hiểu cách tha thứ đúng để kết nối lại yêu thương chính mình.

Câu chuyện của học viên

Em phát hiện chồng ngoại tình. Em vì gia đình muốn tha thứ cho anh, nhưng anh thì muốn ly hôn, bỏ lại nhà cửa cho mẹ con em. Giờ hai vợ chồng vẫn sống chung nhà mà chiến tranh lạnh, sống như ly thân vậy. Coach cho em hỏi, giờ em muốn kết nối lại nhưng em không tự bắt chuyện được với chồng, mà chồng cũng không nói chuyện với em. Vậy giờ em nên làm sao ạ? Em vẫn còn yêu chồng em nhiều lắm, em thật sự đau khổ lắm, em cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.

Giải đáp từ Chuyên Gia

Chào em, đầu tiên Diệu Thùy xin được gửi lời biết ơn em vì đã chọn chia sẻ câu chuyện của mình đến đội ngũ của Happy Academy.
Qua đôi lời chia sẻ của em, Diệu Thùy có 3 điều muốn chia sẻ, trao đổi và làm rõ cùng em như sau:1. Em nói vì gia đình nên muốn tha thứ cho anh, dù vì bất cứ lý do nào cũng được, nhưng tha thứ là điều luôn luôn cần thiết, em nha. Tha thứ để bản thân mình được giải thoát khỏi sự oán trách, chỉ trích, tha thứ để bản thân em xứng đáng được bình an hơn.Hành động cụ thể em có thể làm:

  • Viết ra những cảm xúc tiêu cực: Khi cảm thấy tức giận, tổn thương, hãy viết chúng ra giấy để giải tỏa. Điều này giúp em hiểu rõ hơn những gì mình đang cảm nhận và không để cảm xúc dồn nén.
  • Thực hành lòng biết ơn: Mỗi ngày, viết ra ít nhất 3 điều mà em cảm thấy biết ơn trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp em tập trung vào những điều tích cực thay vì bị cuốn vào nỗi đau.
  • Tự nhủ: “Tha thứ là vì mình.” Lặp lại câu này như một lời nhắc nhở mỗi khi em thấy lòng mình trĩu nặng.

2. Diệu Thùy thấy, mặc dù chồng em đang muốn ly hôn, nhưng hiện tại vẫn sống chung nhà với mẹ con em. Ở đây, em cần làm rõ hơn nguyên nhân vì sao anh ấy lại đưa ra sự lựa chọn này. Cần nắm rõ nguyên nhân đến từ phía mình thì em mới tìm ra được giải pháp để cải thiện vấn đề này.

Hành động cụ thể em có thể làm:

  1. Trò chuyện cởi mở: Chọn thời điểm cả hai bình tĩnh để trò chuyện. Hãy nhẹ nhàng hỏi anh: “Điều gì khiến anh cảm thấy xa cách trong cuộc hôn nhân này?”
  2. Lắng nghe không phán xét: Đừng vội trách móc hay phản bác, mà hãy lắng nghe để hiểu góc nhìn của chồng. Sự bình tĩnh của em sẽ giúp anh cởi mở hơn.
  3. Tìm kiếm giải pháp chung: Sau khi hiểu rõ nguyên nhân, hãy cùng nhau thảo luận về những gì cả hai có thể làm để cải thiện mối quan hệ.
  4. Đã trò chuyện đã lắng nghe đã hiểu hơn nguyên nhân vì sao anh ấy đưa ra sự lựa chọn đó thì hãy tôn trọng và chấp nhận sự lựa chọn của anh. Sau đó học cách thay đổi từ phía mình để sống vui vẻ và bình an hơn

3. Vấn đề cuối cùng Diệu Thùy muốn trao đổi cùng em chính là mong muốn kết nối lại với chồng để có thể trò chuyện và chia sẻ với nhau.

Chúc mừng em vì đây là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc chiến tranh lạnh không mang lại kết quả gì cho mối quan hệ giữa em và chồng. Dù kết quả có ra sao thì em và chồng cũng đang có vai trò là cha và mẹ của con em. Em hãy nhớ lại những khoảng thời gian vui vẻ trước khi xảy ra sự mất kết nối, em thường nói chuyện với chồng về điều gì? Hãy bắt đầu lại sự kết nối với những hiểu biết đúng đắn và thay đổi những thói quen cũ, em nha.

Hành động cụ thể em có thể làm:

  • Nhớ lại những khoảnh khắc hạnh phúc trước đây: Hồi tưởng về những lúc em và chồng gắn bó, thường trò chuyện về điều gì. Bắt đầu lại từ những điều nhỏ nhặt và gần gũi đó.
  • Thay đổi cách giao tiếp: Đừng lặp lại những thói quen giao tiếp cũ như trách móc hay phán xét. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc lắng nghe và chia sẻ.
  • Tìm cách tạo ra những kỷ niệm mới: Cùng nhau tham gia các hoạt động vui vẻ như nấu ăn, chơi đùa với con, hoặc xem một bộ phim gia đình. Những trải nghiệm tích cực sẽ giúp cả hai kết nối lại dễ dàng hơn.

Cuối cùng, Diệu Thùy muốn nhắn gửi đến em một thông điệp: Trước khi muốn mình là lựa chọn của ai đó, thì hãy xem lại mình có phải là sự lựa chọn sáng giá hay không. Chúc em luôn ngừng nỗ lực để tập trung vào bản thân mình hơn, học tập và thay đổi để nâng cao sự hiểu biết của mình mỗi ngày.

Yêu thương và biết ơn em thật nhiều.

Bài viết bạn có thể quan tâm:

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan