5 ám ảnh tâm lý sau phản bội đang ăn mòn bạn từng ngày

ám ảnh tâm lý chồng ngoại tình

Có một học viên đã từng chia sẻ với Tuệ An: “Em phát hiện ra chồng mình ngoại tình nhưng anh cầu xin em tha thứ để anh quay về, cho anh thêm một cơ hội nhưng mỗi lần nhìn anh em lại tự tưởng tượng ra cảnh anh ôm hôn tình cảm với người phụ nữ kia, nỗi ám ảnh ấy khiến em chẳng thể nào ngủ ngon giấc…”

Cũng có những người phụ nữ ngoài miệng thì nói tha thứ, bỏ qua nhưng sâu thẳm bên trong lại vẫn ngầm ghim những sân hận và oán trách trong lòng, để rồi cả một quãng thời gian dài, họ sống trong ám ảnh, trong dày vò bởi hận thù và trách móc.

Đôi lúc bạn sẽ chẳng thể nào nhận ra những nỗi ám ảnh đó có tác hại nhường nào, chỉ cần biết rằng những điều mình làm sẽ giúp cho mình thỏa mãn sự đa nghi của mình trước đã.

Và dưới đây sẽ là một số những ám ảnh tâm lý sau khi bị phản bội mà rất có thể bạn đang mắc phải mà không biết và nếu KHÔNG CHẤM DỨT sẽ ngày một ăn mòn bạn từng ngày

1. Ám ảnh tâm lý sau phản bội khi liên tục tìm kiếm bằng chứng mới

Một trong những ám ảnh tâm lý sau phản bội phổ biến nhất chính là việc bạn không thể ngừng nghi ngờ. Với tâm lý, khi mình kiểm soát càng chặt thì chồng sẽ càng ít cơ hội kết nối với người phụ nữ khác, bạn kiểm tra điện thoại, lịch trình, thậm chí từng hành vi nhỏ của đối phương. Thế nhưng bạn không biết rằng, với những người đàn ông đã có tính trăng hoa thì cho dù bạn có kiểm soát, có cấm đoán cỡ nào cũng chẳng thể nào giữ nổi chân anh ta ở nhà. Hơn nữa, mỗi hành động của bạn giống như chiếc khóa giam chặt bạn trong nỗi lo âu, mất kiểm soát, và khiến cả hai ngày càng xa cách cảm xúc.

Và đương nhiên là dù có tìm được thêm bằng chứng hay không, thì bạn cũng đang tự tay buộc chặt sự tự do nội tâm của mình vào những vướng mắc của sự đa nghi, kiểm soát.

Thay vào đó, bạn có thể thay thế sự kiểm soát bằng những cuộc trò chuyện trung thực, có giới hạn rõ ràng về sự minh bạch và quyền riêng tư của cả hai để xây dựng lại niềm tin mà không làm mất đi sự tôn trọng lẫn nhau.

2. Không thể ngừng hình dung ra cảnh phản bội

Có những nỗi ám ảnh không chỉ đến từ thực tế, mà còn từ trí tưởng tượng. Đôi khi tưởng tượng còn vượt quá sự thật gấp rất nhiều lần. Bạn liên tục tái hiện hình ảnh phản bội trong đầu chẳng khác gì một phương thức bạn tự trừng phạt mình.

Đây là một kiểu tự tra tấn cảm xúc, kéo bạn vào vòng lặp tổn thương. Có thể câu chuyện phản bội của chồng đã thực sự dừng lại, nhưng bạn lại liên tục lôi nó ra vào những cuộc tranh cãi để trì chiết, để nhắc cho đối phương nhớ rằng mình đã từng làm tổn thương vợ con như thế nào và giờ đây anh ấy cần phải biết điều ra sao. Để rồi chính bạn là người đau khổ nhất khi cứ mãi trói buộc chính điều khiến bạn tổn thương nhiều nhất vào cuộc đời mình, và rồi lại oán trách, đổ lỗi cho đối phương khiến cuộc đời bạn khổ.

Để giúp bạn dừng lại những hành động ấy, mỗi khi hình ảnh tiêu cực xuất hiện, hãy thử dùng kỹ thuật chuyển hướng nhận thức: nhắm mắt lại, hít sâu, gọi tên một điều bạn biết ơn trong hiện tại. Vì sự tỉnh thức là liều thuốc tốt nhất cho một tâm trí bị mắc kẹt nên hãy giữ cho bản thân mình bình tĩnh và tỉnh táo, khi tâm an thì trí mới sáng.

3. So sánh bản thân với “người thứ ba”

“Cô ấy có gì mà mình không có?”, “Cô ấy có gì hơn mình?” – những câu hỏi tưởng chừng vô hại ấy lại là mũi dao bạn tự đâm thẳng vào lòng tự trọng của mình. Bạn chẳng có gì thua kém người phụ ấy nhưng việc bạn tự so sánh bản thân mình lại chẳng khác nào tự hạ thấp mình để đặt lên một bàn cân vô nghĩa. Khi bạn đánh mất sự tự tin, bạn không còn trân trọng chính mình được nữa mà chỉ sống trong nỗi tự ti, bất an, và từ đó sinh ra cảm giác không đủ, không xứng đáng.

Thay vì dành thời gian và năng lượng để tự dằn vặt, đã đến lúc bạn nên ngừng so sánh và bắt đầu tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát: chính bản thân bạn.

  • Nhận diện giá trị bản thân: Dành thời gian tĩnh lặng để viết ra những điểm mạnh, thành tựu và điều bạn yêu thích ở mình. Điều này sẽ giúp bạn củng cố niềm tin vào bản thân mình.
  • Chăm sóc bản thân: Ưu tiên sở thích, phát triển cá nhân, và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Khi bạn khỏe mạnh và hạnh phúc từ bên trong, sự tự tin sẽ tự khắc lớn dần.
  • Thiết lập ranh giới: Nếu việc so sánh đang ảnh hưởng tiêu cực, hãy thiết lập ranh giới rõ ràng trong các mối quan hệ và đưa ra quyết định dứt khoát nếu cần.
  • Thực hành lòng trắc ẩn: Hãy tử tế và thông cảm với chính mình. Hơn ai hết, bạn cần là người yêu thương và biết cách tự giảm bớt gánh nặng cảm xúc cho mình.

4. Trừng phạt chồng bằng cách xa cách cảm xúc

Việc bạn chọn cách trả đũa cảm xúc bằng sự lạnh nhạt, im lặng hoặc từ chối thân mật có thể xuất phát từ một phản ứng tự nhiên nhằm bảo vệ bản thân khỏi tổn thương. Nỗi đau, sự thất vọng và cảm giác bị phản bội có thể khiến bạn co mình lại, dựng lên một bức tường vô hình để ngăn chặn những vết thương sâu hơn. Tuy nhiên, dù là một cơ chế phòng vệ dễ hiểu, cách làm này lại hiếm khi mang lại sự chữa lành mà thường chỉ khiến vết nứt trong mối quan hệ ngày càng lớn.

Sự lạnh nhạt tạo ra khoảng cách và sự im lặng gây ra sự hiểu lầm. Bạn có thể cảm thấy mình đang “trừng phạt” đối phương, nhưng trên thực tế, bạn cũng đang tự trừng phạt chính mình. Nỗi đau không được giải quyết mà chỉ bị chôn vùi, dần dần ăn mòn sự tin tưởng và tình yêu thương từng có. Trong khi đó, người chồng có thể cảm thấy bối rối hoặc thậm chí là tức giận, dẫn đến một vòng luẩn quẩn của sự oán giận và xa cách.

Chữa lành vết nứt trong một mối quan hệ không phải là một quá trình dễ dàng và nó đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía. Tuy nhiên, bằng cách chọn đối mặt với cảm xúc thay vì trốn tránh hay trả đũa, bạn sẽ có thể mở ra cánh cửa cho sự hiểu biết, sự tha thứ và khả năng xây dựng lại một kết nối bền vững hơn.

5. Sống trong quá khứ thay vì hướng về tương lại

Ám ảnh quá khứ khiến bạn nhắc lại lỗi lầm trong mỗi cuộc cãi vã, lặp đi lặp lại nỗi đau như thể nó vừa xảy ra hôm qua. Bạn sống như thể hiện tại không tồn tại, chỉ có ký ức buồn, giằng xé, và nuối tiếc.

Câu chuyện có thể đã qua lâu rồi nhưng kỳ lạ là bạn vẫn nuôi nó hàng ngày trong tâm trí mình để rồi chỉ chực chờ mỗi khi có cơn thịnh nộ nào nổ ra, bạn sẽ sẵn sàng thả quá khứ ấy ra để áp chế đối phương.

Nhưng hạnh phúc không thể lớn lên trên nền đất của chấp niệm. Buông đi ám ảnh không phải là tha thứ cho kẻ phản bội, mà là giải thoát cho chính mình để bạn được sống với một trái tim tự do và một tâm trí sáng suốt.

Việc buông bỏ là một hành trình không phải là một điểm đến. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, lòng trắc ẩn với bản thân và đôi khi là sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, đây là một hành trình xứng đáng, bởi nó dẫn đến một trái tim tự do, một tâm trí sáng suốt và một cuộc đời mới, đầy hứa hẹn. Bạn có nghĩ rằng đã đến lúc để cho mình được tự do khỏi gánh nặng của quá khứ chưa?

Bạn đã ở trong vùng tối của những ám ảnh đủ lâu rồi. Trên đời này không ai xứng đáng phải gồng mình vượt qua nỗi đau một mình, nhất là khi những tổn thương cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí mà không có lối ra. Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài như một chuyên gia tâm lý để không chỉ giúp bạn tháo gỡ nỗi đau sau phản bội, mà còn dẫn bạn quay về với chính mình – người phụ nữ từng mạnh mẽ, từng yêu thương và từng khao khát được sống trọn vẹn trong hôn nhân.

Dưới sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân bạn sẽ được:

  • Khai mở góc nhìn và tìm ra gốc rễ cảm xúc, nguyên nhân cốt lõi của phản ứng của bạn trước sự phản bội.
  • Học cách buông xả những ám ảnh về sự phản bội của người bạn đời đang ngày ngày chi phối và dằn vặt bạn. Đây là quá trình giúp bạn giải phóng bản thân khỏi xiềng xích của quá khứ, phục hồi niềm tin sau phản bội
  • Xây dựng lại giá trị bản thân , đây là lợi ích quan trọng nhất, chuyên gia sẽ giúp bạn khôi phục lại niềm tin vào chính mình, nhận ra giá trị nội tại của bản thân không bị ảnh hưởng bởi hành động của người khác. Khi bạn biết mình xứng đáng được hạnh phúc, bạn sẽ có động lực để sống một cuộc sống đúng nghĩa hơn, không còn phụ thuộc vào nỗi đau hay cảm xúc của người khác.

Hãy nhớ, hành trình chữa lành là của riêng bạn, nhưng bạn không cần phải đi một mình. Đôi khi, một bàn tay dẫn lối và một tâm trí khách quan có thể giúp bạn tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm, để lại những ám ảnh phía sau và bước đi trên con đường dẫn đến sự bình yên và hạnh phúc đích thực.

TƯ VẤN HÔN NHÂN 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA

Bài viết cùng chủ đề

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *