Bố mẹ ơi, con muốn có một gia đình hạnh phúc như xưa

Bố mẹ ơi, con nhớ ngày xưa quá…

Con nhớ lắm, những ngày mà gia đình mình đầy ắp tiếng cười. Lúc đó, bố mẹ luôn đi đâu cũng có nhau, con được bố đèo sau xe, nghe tiếng mẹ cười rộn ràng ở phía sau. Những bữa cơm nhà mình chẳng cần gì cao sang, chỉ là bát canh, đĩa rau nhưng lại chan chứa niềm vui. Con nhớ cảm giác được bố đón sau buổi học, được bố dừng lại mua cho gói bim bim hay cây kẹo mà con thích. Con nhớ những chiều bố đưa con đi chợ, chọn từng bó rau, cân từng lạng thịt để mẹ nấu những bữa cơm ngon.

Ngày ấy, con thấy mình là đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới. Gia đình mình là cả thế giới của con, là nơi con luôn muốn trở về.

Nhưng bây giờ, mọi thứ thay đổi nhiều quá, bố mẹ ạ.

Con đã 17 tuổi rồi, con không còn nhỏ để không hiểu những gì đang xảy ra. Nhà mình giờ không còn những bữa cơm rộn tiếng cười nữa, thay vào đó là những lời qua tiếng lại, những lần cãi vã đến nghẹt thở. Mỗi khi nghe thấy tiếng bố mẹ tranh cãi, tim con như thắt lại. Con không biết làm sao để can ngăn bố mẹ, con chỉ biết ngồi lặng im, ôm chặt gối và cầu mong mọi chuyện qua đi.

Bố à, bây giờ bố không còn ở nhà nhiều như trước nữa. Những bữa cơm gia đình giờ chỉ còn con và mẹ ngồi đối diện nhau, nhưng chẳng ai nói với ai một lời. Con biết mẹ buồn, nhưng mẹ luôn cố tỏ ra mạnh mẽ trước mặt con.

Những lần bóng đèn hỏng, ngày trước bố sẽ sửa ngay. Giờ thì con thấy mẹ loay hoay tự làm, dù chẳng dễ dàng gì. Nhà hết nước, mẹ một mình gánh từng xô nặng trĩu, những công việc mà trước đây bố luôn làm vì mẹ, giờ mẹ phải tự gánh vác hết.

Con thương mẹ lắm, bố ạ. Mẹ bây giờ không chỉ là mẹ của con, mà còn phải đóng vai trò của bố. Con thấy mẹ gầy đi nhiều, ánh mắt mẹ chẳng còn ánh lên niềm vui như trước. Những đêm con đi học về muộn, nhìn thấy mẹ ngồi lặng thinh trong góc bếp, lòng con đau đến nghẹn ngào.

Bố à, những ngày bố không ở nhà, bố có nghĩ đến mẹ không? Có nhớ những ngày mà bố mẹ cùng nhau vun vén cho gia đình này không? Bố có nhớ ngày xưa, khi bố từng là người hùng của con, người con luôn tự hào khoe với bạn bè?

Nhưng giờ đây, con không còn dám nói về gia đình mình với ai nữa. Con thấy xấu hổ và buồn tủi khi nhìn các bạn có gia đình hạnh phúc, khi nghe các bạn kể về những chuyến đi chơi vui vẻ với bố mẹ. Con chỉ có thể lặng lẽ ngồi đó, giữ những nỗi buồn trong lòng mà không biết tâm sự với ai.

Con chỉ ước một lần nữa được sống trong cảm giác hạnh phúc của ngày xưa, được thấy bố mẹ cười nói vui vẻ, được ngồi giữa bữa cơm đầy ắp tiếng cười. Nhưng con biết, điều đó giờ xa xôi quá.

Bố mẹ ơi, con mong rằng một ngày nào đó, bố mẹ sẽ nhớ lại những gì từng có, nhớ rằng gia đình là điều quý giá nhất. Con không cần gì hơn, chỉ cần bố mẹ cùng nhau vượt qua, để gia đình mình lại là chốn bình yên nhất của con.


Đây là những dòng tin nhắn tôi đọc được khi con gái gửi cho bố. Từng chữ như dao cứa vào lòng tôi. Con yêu bố rất nhiều, với con, bố là thần tượng, là hình mẫu lý tưởng vì anh luôn là người giỏi giang, biết quan tâm đến mọi người. Nhưng mọi chuyện rồi cũng xảy ra. Khoảng thời gian dài anh đi công tác, tôi bận lo cho con ở tuổi dậy thì đầy biến động nên đã không còn đủ thời gian dành cho anh. Có lẽ vì vậy, anh cảm thấy mình bị bỏ quên, không còn được quan tâm, dẫn đến sa ngã vào mối quan hệ ngoài luồng.

Tôi trách anh, trách anh nhiều lắm. Mỗi lần anh về tôi đều đặt câu hỏi để tra khảo anh:

  • Anh đi với ai?
  • Anh đã ở bên cô ta bao lâu rồi?
  • Anh biết mấy giờ rồi không mà vẫn chưa về nhà?
  • Khi anh ốm, cô ta có chăm sóc anh không, hay lại là tôi – người vẫn luôn ở đây lo cho anh?
  • Gia đình này chẳng có ý nghĩa gì với anh nữa sao? Anh làm bố, làm cha kiểu gì vậy?

Tôi càng trách móc, càng chìm sâu vào nỗi đau và tuyệt vọng. Cảm giác bản thân đã thất bại trong vai trò làm vợ kéo tôi xuống vực thẳm. Đến mức, tôi bỏ bê luôn vai trò làm mẹ. Tôi nghĩ, con lớn rồi, chúng có thể tự lo liệu.

Nhưng rồi một ngày, con trai tôi bật khóc. Nó khóc vì cảm giác bố không còn yêu thương mình, và giờ đến mẹ cũng trở nên lạnh nhạt. Câu nói của con khiến tôi bàng hoàng:
“Mẹ cũng không thương con nữa sao?”

Những giọt nước mắt của con đã thức tỉnh tôi. Tôi bắt đầu tự hỏi mình: “Mình đang làm mẹ kiểu gì đây?”

Chìm mãi trong những cảm xúc tiêu cực không giúp gì cho tôi hay các con. Trong lúc tìm kiếm một hướng đi mới, tôi vô tình xem được video của cô Tuệ An nói về giải pháp xử lý ngoại tình. Những lời chia sẻ từ cô như ánh sáng giữa đêm tối, mang đến cho tôi niềm hy vọng và một con đường để bắt đầu hành trình chữa lành.

Tôi quyết định đăng ký đồng hành 1:1 cùng Chuyên Gia. Ngày đầu tiên gặp cô, tôi bật khóc nức nở, kể hết những ấm ức, tổn thương dồn nén bấy lâu nay. Được nói ra tất cả, tôi cảm thấy như trút bỏ một tảng đá đè nặng trong lòng. Cô bắt đầu chia sẻ, đồng hành cùng tôi qua từng bài học, từng bước đi để giúp tôi chữa lành chính mình.

Tôi dần học cách yêu thương bản thân, biết cách lau khô và băng bó vết thương trong lòng một cách cẩn thận, dịu dàng. Từ việc thấu hiểu chính mình, tôi bắt đầu hiểu và thương chồng hơn. Tôi nhận ra những năm tháng qua, mình cũng đã sai nhiều: tôi ích kỷ, cái tôi quá lớn, thường xuyên trách móc và so sánh khiến anh tổn thương. Tôi không biết cách đồng hành cùng anh mà chỉ tập trung vào những tổn thương của bản thân.

Điều kỳ diệu là khi tôi thay đổi, mối quan hệ giữa tôi và anh cũng dần thay đổi. Dù chưa thể quay lại hạnh phúc như ngày đầu, nhưng giờ đây anh đã về bên gia đình, đồng ý cho chúng tôi và mối quan hệ này một cơ hội để sửa chữa. Những nỗ lực hàn gắn giờ không chỉ đến từ tôi mà còn có sự hợp tác từ anh.

Nhìn lại hành trình đã qua, tôi nhận ra rằng, những hy sinh và rèn luyện là hoàn toàn xứng đáng. Tôi biết ơn cô Tuệ An và đội ngũ đã đồng hành cùng tôi suốt chặng đường khó khăn này.

Bạn ạ, chỉnh sửa một cuộc hôn nhân không phải là việc một sớm một chiều, mà cần cả một hành trình nỗ lực từ cả hai phía. Thay vì lãng phí thời gian vào những điều vô ích, hãy dành trọn 90 ngày đồng hành cùng Tuệ An và đội ngũ chuyên gia để có một lộ trình hành động đúng đắn, giúp bạn tìm lại hạnh phúc và bình an.

Bạn có thể đăng ký tư vấn 1:1 cùng Chuyên Gia để tìm kiếm giải pháp cho hôn nhân của mình: Bấm vào đây để đăng ký

Bài viết bạn có thể quan tâm: 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết liên quan