5 bài học tôi rút ra khi sửa chữa hôn nhân

Tôi đã mất 5 năm để cố sửa một cuộc hôn nhân đang mục ruỗng – và đây là 5 điều tôi ước mình nhận ra sớm hơn”

Nếu bạn cũng đang ở trong một cuộc hôn nhân lưng chừng – không đủ hạnh phúc để yên lòng, nhưng cũng không đủ đau để dứt khoát – hãy dành vài phút đọc hết những dòng này. Vì có thể… bạn sẽ tiết kiệm được 5 năm cuộc đời.

Bài học số 1: Bạn không thể níu kéo trái tim một người đàn ông đã hướng ra ngoài, nếu bạn chỉ thay đổi ngoại hình

99% phụ nữ khi phát hiện chồng thay đổi: lạnh nhạt, ngoại tình,… đều có chung một hành động chính là “Thay đổi chính mình”, chính tôi cũng đã từng như vậy. Từ lúc phát hiện chồng thay đổi, không còn để ý quan tâm đến vợ, thường xuyên trốn tránh việc “trả bài”, hay cằn nhằn, cáu gắt với vợ. Ngay lập tức, tôi nghĩ ngay đến việc “Do mình thiếu hấp dẫn, xuống sắc..” Và sau đó lao như điên vào con đường làm đẹp: mua quần áo, váy vóc mới; đi spa làm đẹp chăm sóc da, chăm sóc tóc; trang điểm, tập thể dục,… Nhưng cũng chẳng thể cải thiện tình hình, mối quan hệ vợ chồng vẫn căng thẳng, chồng vẫn lạnh nhạt thậm chí còn lấy việc vợ làm đẹp để làm cái cớ để cãi nhau với vợ

Mãi sau này, khi kết thúc 90 ngày đồng hành 1:1 cùng chuyên gia tôi mới nhận ra rằng “Bạn không thể níu kéo trái tim một người đàn ông đã hướng ra ngoài, nếu chỉ cố gắng thay đổi ngoại hình. Bởi nếu lý do anh ta rời xa bạn vì mái tóc rối, thân hình kém thon hay làn da chảy sệ vì sinh con – thì thứ anh ta yêu chưa bao giờ là bạn mà chỉ là phiên bản xinh đẹp của bạn mà thôi. Nhưng cuộc sống mà, không phải lúc nào cũng luôn bằng phẳng, là con người không thể lúc nào cũng trẻ đẹp phơi phới, hiền hoa dịu dàng. Sẽ có ngày mệt mỏi, có những lúc đầu bù tóc rối, có ngày không thể dịu dàng nhưng đó là chính bạn và nếu một người thật sự yêu bạn, anh ấy sẽ yêu tất cả mọi phiên bản của bạn chứ không phải chỉ yêu phiên bản xinh đẹp mà anh ta muốn.

Bạn có thể giảm cân, xinh đẹp hơn, cố gắng hơn – nhưng nếu phải tự tổn thương để giữ một người, thì đó không phải là tình yêu. Đó là sự giãy giụa của một trái tim không được yêu thương.

Tình yêu thật sự không khiến bạn đánh mất mình. Nó giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất – nhưng là vì bạn cảm thấy được trân trọng, chứ không phải vì bạn đang sợ bị thay thế.

Bài học số 2: Đừng tự làm tổn thương chính mình chỉ vì muốn níu kéo một người đàn ông

Một trong những việc làm tiêu cực, ngu ngốc nhất của tôi trên hành trình hàn gắn hôn nhân chính là “tự làm tổn thương mình để níu kéo sự quan tâm của chồng”. Đọc đến đây các bạn có thể thốt lên “tại sao tôi lại có thể điên đến như vậy” “Sao tôi ngu thế!”.
Nhưng bạn biết không, đây là tất cả những gì có thể làm, có thể nghĩ ra để níu kéo chồng trong giây phút tuyệt vọng ấy. Khi bạn đã dùng hết mọi cách, đã khóc, đã nói, đã chịu đựng, đã sửa mình…Mà người ấy vẫn quay lưng, vẫn lặng im, vẫn hờ hững – thì bạn sẽ làm mọi thứ có thể nghĩ ra, chỉ để níu lấy một chút hy vọng cuối cùng.

Nhưng sau tất cả tôi nhận ra: Khi tôi tự hành hạ chính mình thì cũng chỉ có tôi là người đau nhất, khổ nhất, tự tổn thương nhất. Khi bạn tự hành hạ chính mình, chỉ có sức khỏe của bạn ngày càng tệ đi chứ không thể khiến trái tim một người đã đóng lại mở ra lần nữa. Ngược lại, còn khiến hình ảnh của bạn trong mắt đối phương trở nên thật tệ hại, đáng thương

Bài học số 3: Tình yêu không cần phải nói quá nhiều, nhưng cũng không thể sống sót bằng im lặng

Sau những lần chủ động hàn gắn không được đáp lại, có những khoảnh khắc tôi mệt mỏi đến mức muốn từ bỏ. Đã có những lúc tôi nghĩ rằng “Thôi cứ im lặng mà sống với nhau như này mãi cũng được”, không để ý, không quan tâm đến nhau, việc ai ấy làm, cơm ai nấy ăn, chỉ cần không ly hôn là được.

Nhưng tôi đã lầm, tôi đang tự thỏa hiệp với nỗi cô đơn của chính mình. Miệng thì nói không để ý, không quan tâm nhưng thật ra trong lòng vẫn luôn trằn trọc, suy nghĩ vẫn khó chịu lắm. Tôi tưởng rằng nếu mình đủ im lặng, đủ vô cảm, thì mọi chuyện sẽ bớt đau.

Nhưng sự thật là: nỗi đau không nằm ở những cuộc cãi vã… mà nằm ở sự lặng thinh kéo dài, đến mức không còn biết phải bắt đầu lại từ đâu. Tôi đã sai khi nghĩ: chỉ cần cùng nhau tồn tại là đủ. Bởi hôn nhân không phải là một bản hợp đồng cùng sống dưới mái nhà. Hôn nhân là nơi người ta chọn nhìn về phía nhau – mỗi ngày. Và khi không còn ai muốn nói, không còn ai muốn nghe… thì đó không phải là bình yên, mà là sự tan rã trong âm thầm.

Bài học số 4: Hàn gắn hôn nhân bắt đầu từ câu hỏi “Tôi đang thật sự cần gì trong cuộc hôn nhân này”

Tôi từng nghĩ rằng, để hàn gắn một cuộc hôn nhân đang rạn vỡ – chỉ cần mình cố gắng đủ nhiều, thay đổi đủ tốt, dịu dàng đủ lâu… là sẽ cứu được.

Nhưng hóa ra, hôn nhân không phải là thứ chỉ một người giữ là đủ. Bạn có thể học cách lắng nghe hơn, kiên nhẫn hơn, nhường nhịn hơn – nhưng nếu người kia không còn muốn quay về, không còn muốn kết nối, thì tất cả nỗ lực ấy… chỉ là tự làm đau chính mình.

Nếu thật sự muốn hàn gắn hôn nhân – bạn phải bắt đầu bằng việc lắng nghe chính mình trước. Hãy hỏi bản thân:

  • “Mình có còn yêu không?”
  • “Mình ở lại vì điều gì – vì tình yêu, vì con, vì thói quen, hay vì nỗi sợ?”
  • “Người ấy có còn đồng hành không – hay mình đang độc hành trong cuộc hôn nhân này?”

Chỉ khi bạn đủ trung thực với chính mình, bạn mới biết mình nên tiếp tục vì điều gì – và có xứng đáng không.

Bài học số 5: Đừng cố mò mẫm một mình trong bóng tối – hãy chọn cho mình một người đồng hành

Tôi từng nghĩ: chuyện hôn nhân là chuyện riêng của hai người, không ai ngoài cuộc có thể hiểu được. Nên khi mọi thứ bắt đầu rạn nứt, tôi âm thầm chịu đựng.
Tôi lặng lẽ đọc sách, xem video, tìm mọi cách “sửa mình”, cố gắng phân tích tâm lý đàn ông, cố đoán xem… liệu anh còn yêu không.
Nhưng càng mò mẫm, tôi càng rối.

  • Tôi biết mình đang đau, nhưng không biết đau ở đâu.
  • Tôi biết mình đang gồng, nhưng không biết buông từ đâu.
  • Tôi cứ đi lòng vòng, rồi lại quay về chỗ cũ – cô đơn và bế tắc.

Cho đến khi tôi đủ mệt để hiểu ra một điều: “Không ai có thể đi qua cơn đau giúp mình. Nhưng có người đủ trí tuệ, có kinh nghiệm thì đường đỡ tối hơn. Lòng cũng bớt hoang mang hơn.”

Hành trình hàn gắn hôn nhân – hoặc hành trình chữa lành chính mình – không phải là cuộc độc hành. Bạn không cần phải biết hết mọi thứ, hiểu hết mọi thứ, làm đúng hết mọi điều. Bạn chỉ cần một người đủ tin tưởng, đủ kinh nghiệm, đủ thấu cảm – để cùng bạn tháo gỡ, từng chút một. Nếu bạn đang đi trong đoạn đường đầy ngổn ngang ấy, Hãy thử cho mình một cơ hội có người đồng hành, qua lộ trình 90 ngày tư vấn 1:1 cùng chuyên gia.

Không ai thay bạn quyết định. Nhưng có người lắng nghe – thì bạn sẽ không còn phải tự làm tất cả một mình nữa. Mình để link ở đây, nếu bạn quan tâm và thực sự cần một người đồng hành, lắng nghe, gỡ dối cho cuộc hôn nhân của mình hãy đăng ký qua đường link  ở phía dưới bạn nhé!

TƯ VẤN HÔN NHÂN 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA

Bài viết bạn có thể quan tâm:

 

 

 

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



Bài viết liên quan