3 biểu hiện cái tôi cao có thể hủy hoại hôn nhân

Trong mọi mối quan hệ, đặc biệt là hôn nhân, “cái tôi” chính là một trong những yếu tố có thể gây ra những xung đột không cần thiết. Nếu mỗi người trong chúng ta không biết cách kiểm soát và hòa giải “cái tôi” của mình, hôn nhân sẽ nhanh chóng trở nên rạn nứt. Một mối quan hệ hạnh phúc và bền vững không chỉ dựa trên tình yêu mà còn cần sự nhượng nhịn, lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Khi “cái tôi” lớn hơn tình yêu, nó sẽ trở thành bức tường vô hình ngăn cách hai trái tim.

Vì vậy, để hôn nhân không chỉ là sự gắn kết giữa hai con người mà còn là sự đồng lòng và chia sẻ, việc kiểm soát “cái tôi” là điều không thể thiếu. Đôi khi, chúng ta cần biết nhường nhịn, đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu họ hơn. Mỗi lần “cái tôi” muốn lên tiếng, hãy nhớ rằng mối quan hệ cần sự đồng cảm và thông cảm, chứ không phải sự chiến thắng trong từng tranh cãi.

Cuối cùng, việc kiểm soát “cái tôi” không chỉ giúp cho cuộc sống hôn nhân bền chặt hơn mà còn giúp chúng ta trở thành người tốt hơn. Hôn nhân không phải là cuộc chiến mà là hành trình cùng nhau chia sẻ, cùng nhau phát triển. Khi cả hai đều hiểu và thực hành việc này, cuộc sống hôn nhân sẽ trở nên hạnh phúc và thấu hiểu hơn bao giờ hết.

Nếu bạn có 1 trong 3 biểu hiện về “cái tôi” trong hôn nhân dưới đây, hãy xem xét lại và khắc phục chúng nhé.

3 biểu hiện của cái tôi cao trong hôn nhân

1. Trong cuộc tranh luận, bạn luôn phải giành phần thắng. 

Chẳng cần nghe rõ đúng sai thế nào, bạn cố giành lấy mình đúng. Sự đúng sai trong hôn nhân đôi khi không quan trọng, vì đúng sai cũng chỉ là góc nhìn khác nhau mà thôi, bạn chọn hạnh phúc mà, nên hãy hành xử sao cho nhẹ nhàng, nhẫn nại, bao dung

2. Chưa lắng nghe hết lời đã vội vàng ra quyết định

Vì bạn nghĩ mình là trụ cột gia đình, mình làm được nhiều điều cho gia đình này lắm, nên bạn có quyền hạn cho mọi thứ. Ai cũng có năng lực làm sếp của người khác, mấy ai có năng lực lắng nghe và đứng đằng sau.

3. Than phiền rằng đã hy sinh và thay đổi quá nhiều nhưng chẳng có ích gì cả

Nếu như chúng ta cứ làm một điều gì đó, vừa làm vừa đòi hỏi ai đó phải công nhận, phải trân trọng thì ta càng khổ mà thôi. Sao không nghĩ là ta đang làm cho chính ta, để ta được gieo trồng yêu thương, bớt ích kỷ đi, vì hôn nhân là để cho đi, không phải đòi hỏi.

Bí quyết hạn chế cái tôi cao trong hôn nhân

Ai mà chẳng có cái tôi, nếu không có cái tôi thì chúng ta đâu còn là con người nữa mà đã trở thành bậc thánh rồi. Phiền não, khổ đau, đánh giá, nhận xét, chỉ trích cũng đều do cái tôi mà ra. Nhưng cái tôi cũng không thể nào tồn tại tách biệt, độc lập ngoài sự liên kết với những thứ khác bên cạnh cái tôi như một đối tượng sự vật, sự việc, con người ngoài ta chẳng hạn. Nếu cái tôi của ta quá to lớn thì ta sẽ chỉ thấy mỗi mình mình mà không thấy rằng những sự kết nối xung quanh cũng rất quan trọng. Khi ta thu nhỏ cái tôi của mình lại thì ta sẽ nhìn thấy nhiều điều rộng lớn và tuyệt vời hơn. Để thu nhỏ cái tôi đầu tiên hãy giảm:

1. Bớt mong cầu từ

Bớt mong cầu, giảm bớt quyền lực, giảm bớt toan tính, từ đó ta sẽ giảm bớt được khổ đau. Vì đa phần khổ sở đều là vì cưỡng cầu, miễn cưỡng đến sẽ không thật lòng, tự nhiên mối quan hệ cũng sẽ không được bền lâu. Mà thật ra, không miễn cưỡng người khác cũng là một cách để không ép buộc bản thân mình. Trên đời, không ai có thể sống mà không gặp phải chuyện không vừa ý, cũng không có chuyện ai cũng có thể đáp ứng yêu cầu của bạn. Người ấy lỡ làm việc mình không thích cũng không cần phải thay đổi họ, hãy tập thay đổi thái độ của bản thân và tuyệt đối không cần so đo tính toán với người thương làm gì cả. Thu nhỏ cái tôi như thế, chính bạn cũng sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều.

2. Sống chậm lại, đừng vội phản ứng ngay

Hãy cứ chậm lại, bình tĩnh làm chủ mình, đừng phản ứng ngay, đừng hành xử theo bản năng và thói quen. Sau đó hãy quay vào bên trong xem xét tại sao họ lại cư xử như vậy, tại sao chuyện này lại đến, nguyên nhân nào đến do mình, mình học được bài học gì và nên cư xử như thế nào?

Thay vì chỉ trích hoặc đổ lỗi cho người khác, việc nhìn nhận và chấp nhận trách nhiệm cho phần nào thuộc về mình sẽ mở ra cánh cửa cho sự phát triển cá nhân và cải thiện mối quan hệ. Hãy tự hỏi mình đã đóng góp như thế nào vào vấn đề và bạn cần thay đổi điều gì để tình hình được cải thiện.

Cuối cùng, hãy xác định cách hành xử phù hợp trong tương lai. Điều này không chỉ giúp bạn tránh lặp lại những sai lầm tương tự mà còn giúp bạn trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Sự chậm rãi, suy xét kỹ lưỡng, và sẵn sàng học hỏi từ những kinh nghiệm là những yếu tố quan trọng giúp bạn đối mặt và vượt qua mọi thách thức trong cuộc sống.

3. Biện pháp thứ ba là như lý tác ý

Như lý tác ý là tạo tác lại những ý nghĩ mới tuân theo chân lý trong tâm trí. Hãy cầu nguyện mỗi ngày, ví dụ như: “Cầu cho con soi được tâm mình, cầu cho con không tranh giành đúng sai với bạn đời của con, cầu cho con luôn lắng nghe mà không phán xét, cầu cho con luôn biết rõ chính mình và không tự cao tự đại”. Nên làm kiên trì đều đặn mỗi ngày để đạt kết quả tốt.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Bài viết cùng chủ đề

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *